Steve Jobs khi còn nhỏ say mê Thiền tông, từng cạo đầu, mặc áo cà sa và nghiêm túc cân nhắc trở thành nhà sư. Ông ban đầu tham gia vào lĩnh vực điện tử một cách miễn cưỡng. CEO của Apple chỉ thật sự đam mê với máy tính khi công ty bắt đầu có sức hút, thành công và ông đã dành nhiều năm cuộc đời của mình trong lĩnh vực này.
Lựa chọn nghề nghiệp là lựa chọn về cách bạn sẽ sử dụng 8 vạn giờ đồng hồ trong suốt cuộc đời mình cho một công việc nào đó. “Hãy làm theo trái tim bạn”, “bạn nợ bản thân việc được làm công việc mình yêu thích” là những khẩu hiệu chắc bạn đã quen tai. Thế nhưng, William MacAskill trong Doing Good Better đã khẳng định “THEO ĐUỔI ĐAM MÊ LÀ MỘT LỜI KHUYÊN KHỦNG KHIẾP”. Vì sao?
Và nếu vậy thì Steve Jobs nên trở thành một nhà sư thay vì CEO tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới?
Không ai trong chúng ta muốn lãng phí phần lớn cuộc đời mình mà sự nghiệp của bản thân lại không như mong đợi, chẳng sự khác biệt nào trong cuộc sống được tạo ra. Nhưng có phải chúng ta đang quá coi trọng “đam mê”? Những người trẻ muốn tạo ra sự khác biệt trong sự nghiệp nên quyết định như thế nào?
Cuốn sách “Doing Good Better - Làm việc thiện đúng cách” của William MacAskill có thể sẽ cho bạn câu trả lời. Không chỉ là câu chuyện lựa chọn nghề nghiệp, Doing Good Better còn là những góc nhìn chân thật về những câu chuyện mà chúng ta vẫn coi là chân lý trong cuộc sống.
Tại vùng châu Phi cận sa mạc Sahara, nước sạch là một thứ xa xỉ. Phụ nữ ở các ngôi làng nơi đó phải đi hàng cây số để có thể lấy được nước sinh hoạt về cho gia đình. Để có thể giúp đỡ họ, chương trình từ thiện Playpumps (Bơm và Chơi) đã tìm cách tận dụng một trò chơi trẻ em để cung cấp nước cho người dân: họ lắp một hệ thống bao gồm một cái đu quay và một bể chứa nước. Mỗi khi lũ trẻ chơi trò đu quay, nước sẽ được bơm lên bể chứa để cung cấp nước sạch cho làng.
Là một ý tưởng rất tuyệt vời nên Playpumps đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người nổi tiếng như Nguyên Đệ nhất phu nhân Laura Bush, rapper Jay-Z, Steve Case – CEO của AOL... Với mục tiêu lắp đặt 4.000 máy PlayPump vào năm 2010, tổ chức từ thiện PlayPumps International đã gây quỹ được hàng chục triệu USD
Dù thành công về mặt gây quỹ, nhưng trên thực tế thì PlayPump không đem lại được nhiều hiệu quả. Để bơm được nước, PlayPump cần liên tục có lực tác động, mà trẻ em khi chơi đu quay thì lại nhanh mệt. Lũ trẻ đôi khi còn bị văng khỏi đu quay gây ra gãy tay chân, một số khác bị nôn do chóng mặt. Phần lớn thời gian, phụ nữ lại là những người xoay đu quay thay vì trẻ em– một nhiệm vụ khiến bản thân họ thấy mệt mỏi. Một phóng viên ước tính, để có thể cấp nước đủ cho một làng bình thường thì “máy bơm nước đu quay vui vẻ” phải quay liên tục 27 tiếng một ngày.
Như một hệ quả tất yếu, truyền thông quay lưng lại với PlayPump. PBS sản xuất một bộ phim tài liệu bộc lộ rất nhiều thiếu sót của PlayPump; tờ báo The Guardian thì liên tục gọi PlayPump là “đem tiền đổ sông đổ bể”. Chi nhánh Mỹ của PlayPumps International đóng cửa, đồng thời nhà tài trợ Case Foundation cũng công khai thừa nhận chương trình này là một thất bại.
Phần lớn con người đều muốn tạo ra một sự khác biệt trong cuộc đời. Thế nhưng thách thức đặt ra là: Khi giúp đỡ người khác, làm sao chúng ta có thể chắc chắn sự giúp đỡ đó hiệu quả nhất có thể? Làm sao để đảm bảo trong quá trình làm việc thiện chúng ta không vô tình gây ra những thiệt hại, và thành công đem lại ảnh hưởng tích cực nhất có thể?
William MacAskill, tác giả cuốn sách, là Nghiên cứu viên tại Đại học Cambridge, đã dành 5 năm qua để phát triển triết lý về nhân đạo hiệu quả, áp dụng dữ liệu và lý luận khoa học vào các nghiên cứu về làm việc thiện đúng cách.
Một cái nhìn hoàn toàn mới giúp bạn hiểu rõ và hiểu đúng về vấn đề từ thiện, tình nguyện, hoạt động xã hội: Số tiền từ thiện mọi người trao gửi sẽ được những cá nhân, tổ chức thiện nguyện sử dụng như thế nào? Liệu sự tử tế và của cải được quyên góp có bị lãng phí bởi những hoạt động thiện nguyện không mang lại kết quả như dự kiến?
Những điều bạn đã bỏ lỡ khi lướt mạng xã hội về các chủ đề "sống xanh": Chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức là gì? Vì sao việc dùng cốc giấy và ống hút gạo thay cho cốc và ống hút không có thực sự có lợi cho môi trường như bạn nghĩ? Các công ty trả lương rẻ mạt có thực sự đang bóc lột công nhân trong nhà máy của họ không?
Một chương đặc biệt dành riêng cho việc chọn nghề và hướng nghiệp của các bạn trẻ: Tại sao không nên theo đuổi đam mê? Nghề nghiệp nào có thể giúp bạn tạo ra nhiều ảnh hưởng nhất thế giới? Làm việc trong các tổ chức thiện nguyện hay làm việc trong các tập đoàn lớn mới là phương án tối ưu nếu bạn muốn thay đổi thế giới?
Những ai muốn hiểu đúng về câu chuyện
từ thiện và nhân đạo hiệu quả
Những ai làm tại NGOs, NPOs, tổ chức thiện nguyện nhưng còn đang băn khoăn làm sao để tạo ra nhiều tác động tích cực
Các bạn trẻ đang lựa chọn sự nghiệp và
muốn tạo ra thay đổi cho xã hội
Triết gia đạo đức học tại đại học Princeton
“Doing Good Better là cuốn sách tuyệt vời. Will MacAskill, nhà lãnh đạo của phong trào nhân đạo hiệu quả, đã thể hiện tài năng của anh thông qua những câu chuyện gây ấn tượng mạnh
Tác giả cuốn sách Kinh tế học hài hước
Một tác phẩm xuất sắc, đưa ra cách tiếp cận cực kỳ thông minh. Doing Good Better nên được khuyến cáo là cuốn sách cần đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến việc làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Giám đốc điều hành quỹ Bill và Melinda Gates
Doing Good Better giống như một bản tổng hợp kinh tế học nhập môn và triết lý của riêng MacAskill về cách để khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard
Nhân đạo hiệu quả là nỗ lực thực sự giúp ích cho mọi người hơn là giúp bạn khoe khoang, đây là một ý tưởng tuyệt vời của thế kỷ XXI. Doing Good Better là hướng dẫn cho phong trào đầy thú vị này.
Công ty Cổ Phần Ahora - Trực thuộc Công ty Cổ Phần Spiderum Việt Nam
Tầng 5, 1/186 đường Bưởi, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0961946810
Email: contact@spiderum.com
Thứ 2 - Thứ 6: 8AM đến 5PM
Thứ 7 và Chủ nhật: Nghỉ